4 TIÊU CHÍ ĐỂ ĐỊNH GIÁ MỘT MÓN ĐỒ

Ở các nước phát triển trên thế giới họ đã có các khái niệm , khung mẫu để định nghĩa về cổ vật từ rất lâu rồi  . Năm 2000, lần đầu tiên Việt Nam ban hành Luật Di Sản Văn hóa, trong đó xác định là các giá trị văn hóa vật thể ghi dấu ấn văn hóa của con người, là sản phẩm của con người tạo ra và có tuổi từ 100 năm trở lên là Cổ Vật . Vậy ngày xưa các cụ đi sưu tầm bằng tiêu chí nào ??? ..  Những ai đã thạo cuộc chơi cổ ngoạn thì đều ngấm truyền khẩu về các tiêu chí để đánh giá cổ vật bằng một câu ngắn gọn các cụ để lại là “Nhất dáng, nhì da, tam toàn, tứ tuổi  , đối với những món đồ giá trị cao thì 2 tiêu trí Độc & Gốc gác cũng rất quan trọng .

Khi nói chung về cổ vật thì như thế , ở bài viết này mình sẽ chia sẻ các tiêu chí riêng về đồ gỗ cổ , đồ gỗ xưa mà mình vẫn sử dụng khi sưu tầm . Tất nhiên , công việc mua bán sưu tầm , mỗi người sẽ khác nhau , lên các tiêu chí cũng khác nhau , mình rất mong nhận lại sự chia sẻ của các Bạn về cách các Bạn đi sưu tầm đồ gỗ cổ .

Tiêu Chí  # 1 :   Trình độ Nghệ Thuật  – Dấu ấn văn hóa  – Óc sáng tạo : 

Món đồ đó có đẹp không ? có truyền lại cho hậu thế những giá trị thẩm mĩ cao hay không ? và  phần kỹ thuật, mỹ thuât tạo ra từ bố cục, hoa văn, họa tiết, nét chạm khắc có thể hiện được trình độ tay nghề của các Nghệ nhận xưa hay không ? Đó là tiêu chí mà mình cho là ĐẮT nhất để xác định giá trị của món đồ .  Mình đã đi rất nhiều nơi , gặp hàng ngàn các món đồ gỗ cổ , nếu các món đồ đáp ứng được tiêu chí 1  thì giá tiền của nó gấp vài lần , thậm trí vài chục lần các món tầm tuổi là chuyện bình thường .

Mình xin lấy ví dụ 2 chiếc tủ này , nói về tuổi tác thì 2 tủ chỉ lệch nhau khoàng vài chục năm , 1 cái gỗ gụ – 1 cái gỗ trắc .

Thoáng nghe qua giới thiệu 2 cây tủ , 1 Trắc & 1 Gụ . Chắc mọi người sẽ quan tâm nhiều hơn tới cây tủ Trắc . Nhưng thực sự Cây tủ gỗ gụ gấp tới vài lần cây tủ Trắc đó các Bạn ạ . Chất Liệu và tuổi tác có sự khác biệt , nhưng thứ tạo lên giá trị vượt trội chính là Tính Nghệ Thuật & Óc sáng tạo của các Nghệ nhân xưa . Ở thể kỉ trước , làm gì có các dụng cụ lao động hiện đại , chỉ có cái kìm , kéo , đục dũa — nhưng với cái chất tinh hoa , tinh túy , sự sáng tạo của các Nghệ Nhân đặc biệt thì mới để lại cho Hậu thế chúng ta những món Quý Vật giá trị như thế này . 

Tiêu Chí # 2 : Chất Liệu .

Khác với đồ gốm sứ , đồ Gỗ cổ của chúng ta rất đa dạng về chất liệu , có tới hàng trăm loại gỗ , nhóm gỗ khác nhau  và rất nhiều các chất liệu gắn lên để trang trí như : Vàng – Bạc – Đồng – Ốc xà cừ – Ngà voi , …… Chính vì thế mà Chất Liệu là yếu tố thứ 2 mình muốn nhắc tới .

Ngày xưa các Nghệ Nhân   cũng rất cẩn trọng và có sự đầu tư chuẩn mực khi lựa chọn chất lượng gỗ và các chất liệu trang trí thêm . Các loại gỗ nhóm một thường được các cụ ưu tiên sử dụng như : Sưa – Trắc – Cẩm – Gụ , vì chỉ các loại gỗ này mới có thể đáp ứng được các tiêu chí như : chất gỗ đanh nhưng có độ dai & dẻo , chất dầu nhiều và vân gỗ đẹp . Vì thế các Bạn phải chuẩn bị rất tốt kiến thức về các loại gỗ trong Nhóm 1 này . Các bạn có thể tham khảo ở bài viết này của mình  :   Gỗ Trắc , Gỗ Sưa , Gỗ Gụ Phân Biệt Như Thế Nào ! 

Tiêu Chí # 3 :  Lành lặn – không sửa chữa .

Đây cũng là một tiêu chí cực kì quan trọng , đa số những món đồ gỗ cổ đều là đồ da dụng trong nhà lên nếu như có sứt mẻ một chút thì vẫn chấp nhận được , nhưng nếu đã sửa chữa rồi thì bạn lên hết sức cẩn trọng .

Sửa chữa cũng có 2 dạng : sửa phần thô , phần mộc  & sửa phần ten thời gian  (ten : là sự xuống màu của gỗ , ngả màu của ốc xà cừ hay ngà voi )

Sửa phần thô mà không quá lộ , không sửa nhiều thì bạn có thể ước lượng giá trị của món đồ thấp hơn một chút , nhưng sửa về phần  Ten quý vật thì bạn lên dè chừng . Kiểm tra kĩ mặt trên , dưới gầm để xác định chính xác được tuổi . Giá trị món đồ sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều bởi ten thời gian . 

Tiêu Chí # 4 : Tuổi 

Nếu như các tiêu chí trên đều rất tốt thì giá trị của món đồ sẽ phụ thuộc vào Tuổi của nó . Món đồ càng đẹp , tuổi càng sâu thì càng chứng minh được  là : để làm ra nó các Nghệ Nhân xưa phải vất vả như thế nào , tuổi càng sâu thì đồng nghĩa với công cụ lao động càng thô sơ , thô sơ mà làm được mức độ như thế thì đúng là Quá Tuyệt . 

Chỉ những người hiểu được và trân trọng  giá trị của  ” Tuổi ” của công sức lao động & óc sáng tạo của các Nghệ nhân xưa thì mới định giá được các món quý vật .

Mình xin Ví dụ đôi khay này . Nguồn gốc ở dưới Miền Tây , được một lái buôn của Đồng Kỵ mua về , được một lái buôn khác ở Nam Định mua lại , một thời gian sau lưu lạc lên Hà Nội & rất may mắn mình đã gặp và mua được .

Có 2 nhóm thợ cẩn ốc xà cừ đều gốc Hà Tây  ghé nhà mình chơi và nhận xét của họ như sau :

 # 1 Anh Hưng trẻ : Đẹp quá chú ạ , mà quan trọng là giá tiền thôi , bây giờ ốc cỡ nào mua chả được , chú thích khảm như thế nào cháu khảm cho . 

Mình chỉ Cười và Cảm ơn anh Hưng này thôi .

#2 : Chú Sĩ cũng đứng tuổi : Đúng là rất đẹp , rất quý ! Ngày xưa làm sao mà khảm được như vầy ? Bây h tụi em mà khảm cỡ này là nhức đầu chết luôn , gì mà thân con Rồng , con kì lân có 1 – 2 miếng , vân với thân lại dính vào với nhau ? không hiểu sao ngày xưa họ làm được vậy ?  Bây giờ làm loại như thế này em không dám nhận , vì làm cỡ này , mỗi ngày chỉ làm được 1 đến 2 tiếng , còn 8 tiếng ngồi ngắm và tính đường để cắt ốc , để làm ……

Thực sự là Vậy , phải hiểu được giá trị nghệ thuật & công sức lao động của các Nghệ nhân xưa thì chúng ta mới biết trân trọng và định giá các Quý vật một cách tốt nhất . Những nhà sưu tầm lớn , họ mua những món đồ vài chục triệu , họ bán vài trăm triệu là chuyện bình thường . Vì họ nhận ra được giá trị thực sự của món đồ mà những người bình thường không nhận ra .

One thought on “4 TIÊU CHÍ ĐỂ ĐỊNH GIÁ MỘT MÓN ĐỒ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.